Dung sai độ đảo gồm có hai loại: Độ đảo riêng phần và Độ đảo toàn phần. Dung sai độ đảo là dung sai 3 chiều và nó chỉ được áp dụng cho chi tiết dạng trụ, đặc biệt là các chi tiết tròn xoay. Chi tiết phải được quay tròn để kiểm tra độ đảo. Một phương tiện dùng để lấy chuẩn được đặt lên bề mặt quay tròn của chi tiết để xác định điểm cao nhất và điểm thấp nhất. Cả mặt độ đảo riêng phần và độ đảo toàn phần đều tham chiếu mặt trụ tính năng lên một trục chuẩn trung tâm. Điều kiện vật liệu được áp dụng cho tính năng này được kiểm soát và chuẩn tính năng hoặc các tính năng luôn luôn là RFS bởi vì quay 360° là bắt buộc để tiến hành kiểm tra. Độ đảo riêng phần kiểm soát: sự tích lũy biến dạng của đường tròn (độ tròn), độ đồng trục của tính năng hình thành xung quanh trục chuẩn, và các yếu tố đường tròn của một bề mặt không song song với trục chuẩn. Độ đảo toàn phần kiểm soát toàn bộ bề mặt cùng một lúc. Vì thế nó kiểm soát độ tích lũy biến dạng của độ tròn, độ đồng trục, độ thẳng, độ côn, góc độ, và biên dạng của bề mặt.
Độ đảo riêng phần - Circular Runout:
Vùng độ đảo riêng phần được giới hạn trong mặt phẳng kiểm tra vuông góc với trục bằng hai đường tròn đồng tâm, tâm chung của hai đường tròn đó nằm trên trục chuẩn. Nó còn có thể được xác định như là một dung sai hình học 2 chiều kiểm soát hình dạng, định hướng và vị trí của nhiều mặt cắt ngang của chi tiết tròn xoay. Đối với độ đảo riêng phần, vùng dung sai của mỗi phần tử đường tròn trên mỗi bề mặt được đặt vuông góc so với trục chuẩn. Phần tử đường tròn này đi qua một điểm bề mặt phù hợp với dung sai độ đảo riêng phần cho một bề mặt cố định cho trước nếu tất cả các điển của phần tử đường tròn này nằm trong vùng dung sai độ đảo riêng phần. Độ đảo riêng phần kiểm soát biến dạng tích lũy của đường tròn (độ tròn) và độ đồng trục cho các tính năng được bố trí xung quanh trục chuẩn và các phần tử đường tròn của bề mặt được bố trí không song song với trục chuẩn. vùng dung sai là một hình vành khăn xoay tròn quanh trục trung tâm của đường tròn và vuông góc với mặt phẳng tính năng. FIM nghĩa là quay chi tiết đủ một vòng (Full Indicator Movement).
Trong hình ví dụ trên, tại vị trí đo được chỉ thị, mỗi phần tử đường tròn trên bề mặt phải nằm trong dung sai độ đảo riêng phần đã được chỉ thị là 0.003 FMI khi quay chi tiết 360° quanh trục chuẩn với dụng cụ đo được đặt trên dạng hình học thực của chi tiết. Các bề mặt được chỉ thị phải nằm trong vùng dung sai đã được chỉ định.
Độ đảo toàn phần - Total Runout:
Độ đảo toàn phần đòi hỏi dung sai giữa hai mặt trụ tưởng tượng phải kiểm soát dọc theo toàn bộ chiều dài chứ không chỉ tại các mặt cắt ngang. Độ đảo toàn phần kiểm soát toàn bộ bề mặt cùng lúc, vì vậy nó kiểm soát độ biến dạng tích lũy của độ tròn, độ đồng trục, độ thẳng, độ côn, góc và biên dạng bề mặt.
Trong hình trên quy định toàn bộ bề mặt của chi tiết phải nằm trong vùng dung sai độ đảo đã được chỉ định là 0.001 khi xoay tròn. Khi chi tiết được quay 360° quanh trục chuẩn với kim đo được đặt trên mọi vị trí chiều dài thì kim đo đều cho ra giá trị bình thường so với dạng hình học đúng mà không cần phải thiết lập lại kim đo. Dung sai độ đảo toàn phần phải nằm trong vùng dung sai đã được quy định.
Nguồn: Coban Engineering