Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

Sự hiểu biết về kích thước và dung sai hình học

Hiểu biết về kích thước và dung sai hình học là rất quan trọng để hiểu được bản vẽ chi tiết. Nó giúp các kỹ sư, nhà thiết kế, nhà chế tạo... biết được bề mặt nào cần phải được gia công cẩn thận. Hiểu biết dung sai hình học giúp hiểu để xác định và kiểm soát hình dạng, vị trí và định hướng của các tính năng của các thành phần và chi tiết được sản xuất. Kích thước và dung sai hình học là một phương pháp hiệu quả cho việc mô tả dung sai được chỉ thị bởi người thiết kế chi tiết. Trục chuẩn hoặc Mặt chuẩn được sử dụng cho việc xác định các tính năng khác. Với GD&T, tất cả các sự kiểm tra sẽ đưa đến cùng một kết quả. Nó sẽ giúp hiểu được nếu kích thước nằm trong hoặc ngoài dung sai. GD&T buộc nhà thiết kế phải xem xét các chức năng một cách tổng quát, tiến trình gia công và phương pháp kiểm tra. Các giải thích này sẽ tốt cho việc trả lời tại sao GD&T nên được sử dụng. Lựa chọn dung sai hình học và yếu tố bổ sung sẽ được trình bày trong phần Sự chỉ định tính năng dung sai/Khung kiểm soát tính năng. Khung kiểm soát tính năng là một biểu tượng hình chữ nhật chứa đựng các chỉ thị dùng để chỉ ra dung sai hình học cho các tính năng. Dung sai hình học định rõ hình dạng và kích thước của một vùng dung sai. Vùng dung sai có thể là một trong những điều sau đây: vùng nằm trong đường tròn, không gian giữa hai hình trụ đồng trục, vùng nằm giữa hai đường thẳng song song, vùng không gian nằm trong hình trụ, vùng không gian giữa hai bề mặt song song hoặc hai mặt phẳng song song, vùng không gian nằm trong một hình lập phương, hình hộp chữ nhật hoặc một khối đặc sáu mặt, vùng nằm giữa hai đường tròn đồng tâm.

Ký hiệu Chỉ định tính năng dung sai/Khung kiểm soát tính năng

Chuẩn đo lường thứ nhất (Primary Datum), chuẩn đo lường thứ hai (Secondary Datum), chuẩn đo lường thứ ba (Tertiary Datum): các chuẩn đo lường phải vuông góc với nhau.
Mặt phẳng chuẩn thứ nhất (Primary Datum Plane): chuẩn đo lường thứ nhất được chọn để cung cấp các mối quan hệ chức năng, sự tiêu chuẩn hóa và độ lặp lại giữa các bề mặt. Một sự tiêu chuẩn hóa của kích thước là bắt buộc phải có trong việc chế tạo chi tiết. Việc xem xét làm thế nào các chi tiết được định hướng với nhau là rất quan trọng. Chọn chuẩn đo lường phải đảm bảo việc đo lường được chính xác.
Mặt phẳng chuẩn thứ hai (Secondary Datum Plane): Chuẩn đo lường thứ hai được tạo ra vuông góc với chuẩn đo lường thứ nhất. Vì vậy sự đo lường có thể được xem xét từ chúng.
Mặt phẳng chuẩn thứ ba (Tertiary Datum Plane): Chuẩn đo lường thứ ba luôn luôn vuông góc với chuẩn đo lường thứ nhất và thứ hai, đảm bảo vị trí được cố định từ ba mặt phẳng liên quan.
Nguồn: Coban Engineering
Share: