Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Các dạng Dung sai hình học - Form Tolerances

Dung sai hình dạng có thể được thể hiện bởi bốn vùng dung sai: Độ thẳng (Straightness), Độ phẳng (Flatness), Độ tròn (Circularity), Độ trụ (Cylindricity). Các dung sai hình dáng này áp dụng cho từng tính năng riêng lẻ vì vậy các dung sai hình dạng này không cần liên quan đến các mặt chuẩn.

Độ thẳng - Straightness:

Độ thẳng là một dung sai hình học hai chiều. Độ thẳng là một điều kiện mà một yếu tố đường thẳng của một bề mặt hoặc một trục phải nằm trên một đường thẳng. Nó kiểm soát độ lệch khỏi đường thẳng của các yếu tố đường thẳng thuộc một bề mặt. Dung sai độ thẳng được áp dụng lên hình chiếu, nơi các yếu tố được kiểm soát. Dung sai độ thẳng chỉ rõ vùng dung sai mà phần tử hoặc đường trung bình được suy ra phải nằm trong đó. Khung kiểm soát tính năng cần được gắn lên bề mặt bằng một đường mở rộng hoặc một mũi tên chỉ thị khi bề mặt đó cần được kiểm soát. Vùng dung sai cho cả mặt trụ và mặt phẳng được áp dụng dọc theo toàn bộ bề mặt.
Qua hình ảnh minh họa ở trên, mỗi phần tử theo chiều dọc của bề mặt phải nằm giữa hai đường thẳng song song cách nhau 0.005inch. Trong đó hai đường thằng này và trục danh nghĩa của chi tiết phải nằm trong cùng một mặt phẳng. Các đường thẳng phải nằm trong giới hạn kích thước quy định. 
Đường biên của hình dạng hoàn hảo tại Điều kiện vật liệu lớn nhất (MMC) sẽ là 18.000Dia. Giới hạn dung sai 18h11 xác định đường biên tại MMC. Dung sai độ thẳng của các chi tiết A, B và C khi gia công không được phép vượt quá giới hạn kích thước đặc trưng của chi tiết. Độ thẳng tại MMC được thể hiện ở hình minh họa phía dưới.
Nguồn gốc đường trung bình của các kích thước thực tế phải nằm trong một vùng dung sai có dạng hình trụ có đường kính là 0.005inch ở điều kiện vật liệu lớn nhất (MMC). Khi loại bỏ điều kiện vật liệu tối đa, việc tăng đường kính danh nghĩa của vùng dung sai hình trụ được cho phép bằng với giới hạn đã quy định. Mỗi phần tử đường tròn của bề mặt chi tiết phải nằm trong giới hạn dung sai đã quy định của kích thước đã cho. Ý nghĩa của ranh giới chấp nhận được được giải thích ở phía dưới:
D - Đường kính lớn nhất của trục ở dạng hoàn hảo thể hiện trong phép đo với lỗ có đường kính 18.005 inch.
E - Phép đo sẽ chấp nhận đường kính lớn nhất của trục là 18.005 inch.
F - Đường kính trục nhỏ nhất là 17.989 inch, phép đo sẽ chấp nhận 0.016 là sự biến dạng độ thẳng của đường kính trục.

Độ thẳng trên mặt phẳng được thể hiện ở hình dưới:

Độ phẳng - Flatness:

Độ phẳng là một điều kiện của một mặt phẳng được quy định có tất cả các phần tử nằm trên một mặt phẳng. Dung sai độ phẳng cung cấp một vùng dung sai được quy định và xác định bằng hai mặt phẳng song song mà mặt phẳng được chỉ định phải nằm trong vùng đó. Độ phẳng được áp dụng cho một mặt phẳng riêng lẻ, dung sai độ phẳng không cần có mối liên hệ với mặt chuẩn. Một khung điều khiển tính năng được gắn lên bề mặt bằng một mũi tên hoặc một đường thẳng mở rộng. Khi một khung điều khiển tính năng với dung sai độ phẳng được áp dụng với một kích thước,  dung sai độ phẳng áp dụng đến mặt phẳng trung bình của một bề mặt không phải là mặt trụ. Mặt phẳng trung tuyến được đặt ở giữa của kích thước thực tế. Mặt phẳng trung bình không nhất thiết phải phẳng. Dung sai độ thẳng có thể được sử dụng để kiểm soát hình dạng của mặt phẳng trung bình. Ngoài ra, dung sai độ thẳng có thể được dùng để kiểm soát hình dạng của đường thẳng gốc.
Bề mặt yêu cầu phải nằm giữa hai mặt phẳng song song cách nhau 0.004 inch và bề mặt được chỉ định phải nằm trong giới hạn dugn sai kích thước đã được quy định.

Độ tròn - Circularity:

Độ tròn là một điều kiện của một bề mặt của chi tiết. Dung sai độ tròn được sử dụng để kiểm soát độ tròn của các chi tiết hoặc tính năng. Độ tròn tính năng có thể được xác định bằng hình trụ, hình cầu, và hình nón. Dung sai độ tròn kiểm soát độc lập mỗi yếu tố đường tròn của một hình trụ. Dung sai độ tròn được áp dụng cho một mặt phẳng riêng lẻ. Dung sai độ tròn không cần thiết phải có liên hệ với mặt phẳng chuẩn. Dung sai độ tròn của chi tiết quy định vùng mà mọi điểm thuộc một bề mặt của chi tiết tròn xoay phải nằm trong đó. Vùng đó có đường biên được tạo thành bởi hai đường tròn đồng tâm có bán kính khác nhau bởi giá trị dung sai của độ đồng tâm.
Bề mặt quy định phải được gia công với vùng dung sai nằm trong 0.005 inch đã được quy định.

Độ trụ - Cylindricity:

Độ trụ là điều kiện của bề mặt chi tiết gia công được xoay tròn mà trong đó mọi điểm thuộc bề mặt tròn xoay cách đều trục thực. Dung sai độ trụ được áp dụng khi tính năng của chi tiết dạng trụ phải có độ tròn, độ thẳng và độ côn tốt. Do đó, dung sai độ trụ áp dụng cho cả yếu tố chiều dọc và yếu tố đường tròn của bề mặt. Dung sai độ trụ áp dụng cho từng bề mặt riêng lẻ và dung sai độ trụ không cần phải có liên hệ với mặt chuẩn. Dung sai độ trụ kiểm soát toàn bộ bề mặt trụ.


Trong vùng dung sai độ trụ, bề mặt trụ phải nằm giữa hai mặt trụ đồng tâm/đồng trục dựa trên vùng dung sai độ trụ đã cho là 0.004 trong ví dụ ở trên. Bề mặt phải nằm trong giới hạn dung sai đã cho.
Nguồn: Coban Engineering
Share: